Lúa mùa nổi (LMN) có khả năng chịu ngập lũ tốt nên có tiềm năng canh tác ở các vùng chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu như ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Tám giống/dòng LMN được chọn lọc qua nhiều mùa vụ trước được bố trí thí nghiệm theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên tại xã Vĩnh Phước, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang nhằm đánh giá và tuyển chọn 2 giống/dòng có năng suất và chất lượng cơm tốt nhất. Kết quả thí nghiệm cho thấy, có hai dòng lúa được tuyển chọn cho năng suất cao hơn đối chứng (2,07 - 2,94 tấn/ha) là CM28 và CM47. Thành phần dinh dưỡng trong gạo xát trắng của CM28 có hàm lượng vitamin B1 0,15 mg/kg, vitamin E 1,17 mg/kg, anthocyanin 33,5 mg/kg và amylose 24,2%. Dòng lúa CM47 có hàm lượng vitamin B1 0,34 mg/kg, vitamin E 0,14 mg/kg, anthocyanin 11,4 mg/kg và amylose 23,6%. CM28 và CM 47 có chất lượng cảm quan cơm trung bình - khá (14,8 - 15,2 điểm). Các giống LMN có thể thích nghi cao với điều kiện biến đổi khí hậu, ngập lụt ở ĐBSCL.