Sử dụng bèo tấm (Lemna minor) trong việc phát triển bền vững mô hình VACB tại nông hộ của vùng đồng bằng sông Cửu Long

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Lavane Kim, Hữu Chiếm Nguyễn, Trường Thành Nguyễn

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại: 624 Civil engineering

Thông tin xuất bản: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2020

Mô tả vật lý: 114 - 121

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 429225

Hệ thống biogas được áp dụng để xử lý chất thải chăn nuôi heo trong mô hình VACB (Vườn - Ao - Chuồng - Biogas) tại vùng đồng bằng sông Cửu Long, nhưng nước thải đầu ra vẫn còn dư thừa nhiều dưỡng chất và hệ thống biogas chưa hoạt động bền vững trong trường hợp nguyên liệu nạp không đủ. Nghiên cứu này đã sử dụng bèo tấm (Lemna minor) như một yếu tố sinh học trong việc xử lý nước thải đầu ra hệ thống biogas và sinh khối làm nguyên liệu nạp thay thế phân heo nhằm phát triển bền vững mô hình VACB tại nông hộ. Thực hiện thí nghiệm xử lý nước thải đầu ra hệ thống biogas với ba nghiệm thức pha loãng và một đối chứng (không pha loãng) nhằm đánh giá khả năng xử lý nước thải của bèo tấm. Thực hiện thí nghiệm yếm khí với bốn nghiệm thức phối trộn sinh khối bèo tấm với phân heo và một nghiệm thức không phối trộn (hoàn toàn phân heo) nhằm đánh giá khả năng sinh khí sinh học. Nhìn chung, bèo tấm phát triển tốt ở pha loãng 25% (sử dụng 75% nước thải biogas) với thời gian tồn lưu nước (HRT) 9 ngày. Kết quả thí nghiệm cho thấy bèo tấm có khả năng xử lý các chỉ tiêu SS, N-NH4 + , TKN, TP đạt giá trị cột B của QCVN 402011/BTNMT. Sinh khối bèo tấm thay thế phân heo từ 25-50% cho năng suất sinh khí sinh học từ 0,680-0,770 lít/kg với thành phần khí CH4 từ 48,41-50,56%. Từ kết quả nghiên cứu có thể thấy rằng bèo tấm có thể thả kết hợp trong mô hình VACB nhằm cải thiện chất lượng môi trường đồng thời làm nguồn nguyên liệu nạp bổ sung để duy trì sự hoạt động ổn định của hệ thống biogas.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH