Đánh giá khả năng chịu mặn của các giống lạc LDHO9 và VD2 tại Việt Nam

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Tiểu Quyên Chiêm, Đức Ân Hồng, Ngọc Khánh Nguyễn

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại: 633 Field and plantation crops

Thông tin xuất bản: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2022

Mô tả vật lý: 29 - 34

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 429393

Khả năng chịu mặn của 6 giống lạc (Arachis hypogaea L.) L14, L27, LDH09, VD2, VD99-6 và GV3 trong điều kiện vườn ươm được đánh giá với 5 mức độ muối NaCl 0 g/1, 1 g/1, 2 g/1, 3 g/1 và 4 g/1. Kết quả cho thấy, muối NaCl ảnh hưởng đến khả năng sống và sinh trưởng của cây lạc. Nồng độ muối tăng làm giảm tỷ lệ sống của cây, cũng như chiều cao cây và số đốt. Giống GV3 có tỷ lệ sống thấp ở nồng độ NaCl 4 g/1 là 11,1% ở 5 tuần sau khi trồng trong khi các giống L14, L27, VD99-6 không sống được ờ nồng độ này. Các giống LDH09 và VD2 có khả năng chịu mặn cao nhất. Triệu chứng ngộ độc mặn quan sát được ở nồng độ muối NaCl 4 g/1 là cây còi cọc, rễ phát triển nghèo nàn, lá trường thành thịt lá vàng, gân lá còn xanh, cháy chóp lá và bia lá và theo sau là sự rụng lá.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH