Mô tả các hình ảnh thương tổn trên hệ gan mật của bệnh nhân sán lá gan lớn. Đối tượng và phương pháp Với thiết kế nghiên cứu ngang mô tả với tất cả các ca được chẩn đoán xác định bệnh sán lá gan lớn do F. gigantica, được làm siêu âm và/hoặc CT-scan, MRI khảo sát thương tổn trên gan mật. Kết quả Tổng số 1.020 bệnh nhân sán lá gan lớn, trong đó tỷ lệ ca tổn thương hệ gan mật là 97,25%, đa số tập trung ở nhu mô gan (88,4%), còn lại ở sát bao gan (1,41%), khối máu tụ dưới bao gan (3,53%) và hệ đường mật (7%)
nhu mô gan (P) tổn thương (80,28%) hơn so với gan (T)
ưu thế thuộc về hạ phân thùy V, VI, VII, VIII với 80,28%
số lượng ổ tổn thương thường 1 hoặc 2 ổ (86,32% và 12,09%)
đường kính trung bình tổn thương 5 - <
7cm chiếm đa số (53,14%)
tính chất hồi âm thường là nhu mô không đồng nhất (96,27%), giảm âm (83,12%) và echo hỗn hợp (59,86%). Trong giai đoạn mạn tính, hình ảnh không điển hình, hay gặp là dạng vệt tăng âm, di động hoặc thả nổi trong lòng túi mật hoặc đường mật (1,84%)
dày vách túi mật hay đường mật (2,52% và 1,85%), tổn thương cả gan và mật là 1,18%. Trên CT-scan, hình ảnh giảm đậm độ, kết chùm thành hình tròn, hay hình ovan (78,57%), nốt giảm đậm độ nằm sát dưới bao gan (16,23%), dày thành bao Glisson (7,14%), giãn đường mật, vệt sán dính vào thành đường mật (5,84%), tổn thương xơ, calci (11,04%). Trên CT-scan, hình ảnh giảm đậm độ, kết chùm thành hình tròn, hay hình ovan (78,57%), nốt giảm đậm độ nằm sát dưới bao gan (16,23%), dày thành bao Glisson (7,14%), giãn đường mật, vệt sán dính vào thành đường mật (5,84%), tổn thương xơ (11,04%). Trên MRI, tăng tỷ trọng nhu mô, bao gan qua các mặt cắt thương tổn (20,93%), nhiều nhất là tăng đậm độ trên hình ảnh xung T2W (96,51%), sẹo xơ hóa sát bao gan (30,23%). Kết luận Siêu âm là một công cụ hữu ích để xác định các thương tổn hệ gan mật do sán lá gan lớn. CT-scan và MRI là các công cụ quan trọng chẩn đoán phân biệt các bệnh lý gan mật khác.