Trước áp lực khai thác ngày càng gia tăng, việc bảo vệ nguồn lợi hải sản có ý nghĩa rất quan trọng. Từ nguồn số liệu của các chuyến điều tra, thu mẫu giai đoạn 2011-2015 ở vùng biển Việt Nam cho thấy, kích thước của các loài hải sản chiếm ưu thế trong sản lượng khai thác ở hầu hết các vùng biển đều khá nhỏ, chưa đạt đến chiều dài thành thục sinh dục. Các loài đang bị khai thác quá mức ở vùng biển vịnh Bắc bộ là cá bạc má, cá mối thường, cá mối vạch
Trung bộ là mực ống Trung Hoa, mực ống Ấn Độ, cá trác ngắn, cá phèn khoai, cá nục sồ
Đông Nam bộ là cá ngừ ồ, cá bạc má, cá nục sồ, cá mối thường
Tây Nam bộ là cá mối ngắn. Các bãi đẻ, bãi ương nuôi tự nhiên, nơi có mật độ trứng cá, cá con tập trung cao phân bố chủ yếu ở 5 khu vực, có tiềm năng quy hoạch thành các khu vực bảo vệ nguồn giống thủy sản là vùng ven bờ từ Quảng Ninh tới Hòn Nẹ (Thanh Hóa)
Hà Tĩnh - Thừa Thiên - Huế
Khánh Hòa - Ninh Thuận
Bà Rịa -Vũng Tàu - Trà Vinh
từ phía Tây Cà Mau đến Kiên Giang. Mùa vụ sinh sản của hầu hết các loài hải sản tập trung từ tháng 3-5 và tháng 7-8 hàng năm