Việc phát triển cây cam sành trên nền đất lúa trở nên phổ biến và đối mặt với một số khó khăn do trồng liên tục. Mục tiêu nghiên cứu là (i) Khảo sát kỹ thuật canh tác cam sành trên nền đất lúa
(ii) Xác định tình hình sử dụng phân bón vô cơ, hữu cơ và bệnh hại đối với cây cam sành
(iii) Phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của mô hình trồng cam sành tại huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long. Nghiên cứu được thực hiện trên 137 nông hộ để thu thập dữ liệu về hiện trạng canh tác, tình hình sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật. Kết quả cho thấy một số kỹ thuật canh tác chưa phù hợp như mật độ trồng dày, xử lý ra hoa sớm, bón phân không cân đối, ít sử dụng phân hữu cơ và chế phẩm vi sinh so với khuyến cáo. Trong đó, lượng phân N, P2O5 trung bình tương ứng là 558
620 kg/ha/năm, không cân đối và cao hơn so với công thức khuyến cao 280 - 375 kg N ha-1, 150 - 200 kg P2O5 ha-1. Mặt khác, nông hộ canh tác cam sành có quan tâm đến quản lý dịch hại theo hướng sinh học như nuôi kiến vàng trong khi một số nông hộ không dùng hóa chất để xử lý ra hoa. Phân tích SWOT cho thấy người dân trồng cam sành tại huyện Vũng Liêm có thể nâng cao năng suất nếu ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.