Nghiên cứu ảnh hưởng của con người đến tính đa dạng thực vật tại Khu di tích lịch sử Tân Trào, tỉnh Tuyên Quang

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Công Ba Đỗ

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại: 580 Plants

Thông tin xuất bản: Khoa học (Đại học Tân Trào), 2020

Mô tả vật lý: 21 - 28

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 429768

 Kết quả nghiên cứu tại Khu di tích lịch sử Tân Trào, tỉnh Tuyên Quang đã cho thấy những hoat động khai thác quá mức nguồn tài nguyên rừng ở đây đã làm suy giảm mạnh tính đa dạng của các nhóm loài thực vật rừng. Nhóm cây làm thuốc có 470 loài, trong đó 10 loài bị khai thác với tần suất lớn gồm Ba kích, Củ dòm, Hà thủ ô đỏ, Lá khôi, Tắc kè đá...
  nhóm cây ăn dược có 142 loài cũng thường xuyên bị thu hái, tận diệt như Rau sắng, Rau dớn, các loại quả Trám đen, Trám trắng, các loại măng như Vầu, Nứa, Giang
  nhóm cây làm cảnh có 99 loài gồm Lộc vừng, Đa, Sanh, Trúc vuông, nhóm cây cho tinh dầu có 69 loài, chiếm 9,5% tổng số loài thực vật đã điều tra được ở khu vực nghiên cứu. Một số loài thường gặp như Hoa Giẻ Thơm (Desmos chinensis), Ké đầu ngựa (Xanthium Inaequilaterum), Màng tang (Litsea cubeba), Bồ hòn (Sapindus saponaria)... Do việc khai thác quá mức trong thời gian dài trước đây của con người đến thành phần loài, cấu trúc phân tầng của rừng tự nhiên mà hiện nay ở Khu di tích có nhiều kiểu thảm thực vật khác nhau. Các kiểu thảm thực vật này có sự khác nhau rõ rệt giữa rừng tự nhiên được bảo vệ và rừng tái sinh bị khai thác kiệt.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH