Ung thư cổ tử cung (UTCTC) là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu đối với phụ nữ, sàng lọc phát hiện sớm UTCTC nhằm giảm gánh nặng bệnh tật là ưu tiên hàng đầu ở các nước đang phát triển. Mục tiêu nghiên cứu Xác định tỷ lệ bất thường và tính giá trị của phương pháp VIA và PAP trong sàng lọc ung thư cổ tử cung. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 1.053 phụ nữ trong độ tuổi từ 21 - 65 trong tỉnh An Giang bằng phương pháp chọn mẫu cụm phân tầng. Phụ nữ được làm xét nghiệm VIA, PAP và giải phẫu bệnh để chẩn đoán ung thư cổ tử cung. Kết quả Tỷ lệ VIA dương tính 6,4%
tỷ lệ PAP bất thường là 4,9%, trong đó kiểu hình ASC-US và ASC-H cùng chiếm tỷ lệ 0,1%, LSIL0,1%
HSIL0,2%
carcinoma4,5%
giải phẫu bệnh bất thường là 4,84%. Độ nhạy của VIA là 100%, độ đặc hiệu là 98%
giá trị tiên đoán dương là 76,1%
giá trị tiên đoán âm là 100%. Độ nhạy của PAP là 98%, độ đặc hiệu 99,8%, giá trị tiên đoán dương và âm của PAP lần lượt là 96,2%, 99,9%. Kết luận Phương pháp VIA và PAP có độ nhạy và độ đặc hiệu cao phù hợp để sàng lọc ung thư cổ tử cung trong cộng đồng.