Nghiên cứu nuôi tảo Spirulina platensis bằng nước thải ao nuôi cá lóc (Channa striata) và ảnh hưởng của mật độ nuôi đến sự tăng sinh khối

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Hoàng Oanh Dương, Hoàng Lâm Nguyễn, Thị Trúc Linh Nguyễn, Kim Long Phạm

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Khoa học công nghệ nông nghiệp Việt Nam, 2020

Mô tả vật lý: 104 - 109

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 429959

 Trình bày nghiên cứu tận dụng nguồn nước thải ao nuôi cá lóc đã xử lý để nuôi tảo Spirulina platensis. Thí nghiệm gồm có 4 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức lặp lại 3 lần. Nghiệm thức 1 môi trường nước thải ao nuôi cá lóc có mật độ tảo ban đầu là 1 x 10'4 tb/mL (10%). Nghiệm thức 2 môi trường nước thải ao nuôi cá lóc có mật độ tảo ban đầu là 1,5 x 10'4 tb/mL (15%). Nghiệm thức 3 môi trường nước thải ao nuôi cá lóc có mật độ tảo ban đầu là 2 x 10'4 tb/mL (20%). Nghiệm thức đối chứng Môi trường Zarrouk có mật độ tảo ban đầu là 1 x 10'4 tb/mL (10%). Kết quả nghiên cứu cho thấy NT1 đạt mật độ đạt cực đại 52.68 ± 281 tb/mL ở ngày nuôi thứ 15, có sinh khối tảo thu được 8,88 ± 0,24g/L. NT2 mật độ đạt cực đại 54.134 ± 489 tb/mL ở ngày nuôi thứ 13, có sinh khối tảo thu được 10,29 ± 0,10g/L. NT3 mật độ đạt cực đại 54.617 ± 1.164 tb/mL ở ngày nuôi thứ 11, có sinh khối tảo thu được 10,6 t 0,31g/L. NTĐC đạt mật độ cực đại 54.218 ± 567 tb/mL ở ngày nuôi thứ 16, có sinh khối tảo thu được 10,29 ± 0,29 g/L. Khi sử dụng nước thải ao nuôi cá lóc ở mật độ tảo ban đầu 15 - 20% % đạt sinh khối tảo cao so với nuôi ở mật độ tảo ban đầu 10% (p <
  0,05). Hàm lượng Protein của tảo tỷ lệ thuận với mật độ nuôi ban đầu và tỷ lệ nghịch với thời gian nuôi
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH