Hiện nay, ở thành phố cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh có nhiều kiểu thảm thực vật có mức độ thoái hóa cao. Việc nghiên cứu cấu trúc thảm thực vật có ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng kế hoạch khai thác, sử dụng hợp lý và đề xuất giải pháp phục hồi rừng. Nghiên cứu này sử dụng phương pháp điều tra theo tuyến để điều tra thành phần loài, thu thập các mẫu vật cần thiết và chọn vị trí đặt ô tiêu chuẩn để điều tra thành phần cây gỗ. Trong mỗi ô tiêu chuẩn, lại đặt các ô dạng bản để điều tra cây gỗ tái sinh, cây bụi, thảm tươi. Việc xác định thành phần loài thực vật chủ yếu được dựa theo các khóa phân loại thực vật theo hình thái, cấu tạo. Kết quả nghiên cứu cho thấy Thảm thực vật rừng IIA có độ che phủ chung 70% và có cấu trúc bốn tầng
Thảm thực vật IC có độ che phủ chung đạt tới 60%, với cấu trúc ba tầng
Thảm thực vật IA có độ che phủ chung khoảng 40%, có cấu trúc hai tầng. Các kiểu thảm thực vật không chỉ khác nhau về chỉ tiêu cấu trúc không gian (độ che phủ, số tầng tán, chiều cao tầng tán, cấu trúc tầng tán), mà cần có sự khác nhau rất lớn về thành phần loài và tỉ lệ các loài thực vật.