Bệnh lao là vấn đề y tế sức khỏe cộng đồng nghiêm trọng mang tính toàn cầu, là bệnh truyền nhiễm do trực khuẩn lao gây ra, làm suy giảm khả năng lao động tăng gánh nặng xã hội và có tỷ lệ tử vong cao. Mục tiêu nghiên cứu Đánh giá kết quả điều trị bệnh nhân lao phổi mới có AFB(+) và tìm hiểu các yếu tố liên quan đến kết quả điều trị tại thành phố Long Xuyên tỉnh An Giang năm 2020-2021. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu can thiệp trên 156 bệnh nhân đến khám phát hiện lao phổi AFB(+) mới tại thành phố Long Xuyên tỉnh An Giang từ tháng 04/2020- 6/2021. Thông tin thu thập gồm thông tin chung, đặc điểm lao phổi AFB(+) mới và kết quả điều trị loại lao phổi AFB(+) mới. Kết quả Tỷ lệ điều trị thành công lao phổi AFB(+) mới trong nghiên cứu là 76,9%. Trong đó tỷ lệ khỏi trong nghiên cứu là 67,3%, hoàn thành điều trị là 9,6%, thất bại là 19,2%, bỏ trị là 2,6% và 1,3% đối tượng nghiên cứu tử vong. Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa kết quả điều trị lao phổi AFB(+) mới và thói quen hút thuốc lá (OR=0,327 (KTC 95% 0,133-0,804, p=0,012))
uống rượu (OR=0,185 (KTC 95% 0,075-0,454, p<
0,001))
mật độ vi khuẩn (OR=2,859 (KTC 95%1,160-7,047, p<
0,019))
thời gian phát hiện bệnh (OR=2,162 (KTC 95% 1,002-4,667, p=0,047))
kiến thức về bệnh (OR=0,312 (KTC 95% 0,134-0,727, p=0,005). Kết luận Kết quả điều trị lao phổi AFB(+) mới ở TP Long Xuyên, tỉnh An Giang là chưa cao và có nhiều yếu tố liên quan đến kết quả điều trị.