Nghiên cứu này sử dụng phương pháp tiếp cận mô hình phân phối trễ tự hồi quy ARDL để phân tích tác động của chất lượng thể chế, tiêu thụ năng lượng tái tạo, tăng trưởng kinh tế, đầu tư trực tiếp nước ngoài đến phát thải CO2 ở Việt Nam trong giai đoạn 1996-2020. Kết quả nghiên cứu cho thấy trong dài hạn, hiệu quả của chính phủ, kiểm soát tham nhũng, tăng trưởng kinh tế và tiêu thụ năng lượng tái tạo làm giảm phát thải CO2, trong khi đầu tư trực tiếp nước ngoài và đặc biệt là gia tăng dân số làm gia tăng nhanh chóng lượng khí thải CO2. Trong ngắn hạn, sự gia tăng mức tiêu thụ năng lượng tái tạo, tăng trưởng dân số và những cải thiện về thể chế làm giảm lượng khí thải CO2. Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế và đầu tư trực tiếp nước ngoài làm tăng phát thải CO2. Nghiên cứu này xác nhận giả thuyết "nơi trú ẩn ô nhiễm" đối với Việt Nam. Dựa trên các kết quả nghiên cứu, bài viết đề xuất một số khuyến nghị chính sách nhằm nâng cao chất lượng môi trường ở Việt Nam trong thời gian tới.