Giá trị chẩn đoán của cộng hưởng từ khuếch tán và cộng hưởng từ tương phản động học trong phân biệt u tuyến nước bọt mang tai lành tính và ác tính

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Văn Giang Bùi, Thùy Trang Nguyễn

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Tạp chí Y học Việt Nam (Tổng hội Y học Việt Nam), 2021

Mô tả vật lý: 190-193

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 430355

 Xác định giá trị của cộng hưởng từ khuếch tán (DWI) và cộng hưởng từ tương phản động học (DCE) trong phân biệt u tuyến mang tai lành tính và ác tính. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu nghiên cứu được thực hiện trên 39 bệnh nhân u tuyến nước bọt mang tai với 39 tổn thương (25 lành tính, 14 ác tính) tại bệnh viện K trong thời gian từ tháng 6 năm 2020 đến tháng 6 năm 2021. Tiến hành đo giá trị mean ADC, phân tích đồ thị ngấm thuốc của từng tổn thương, từ đó xác định giá trị của DWI và DCE trong phân biệt u tuyến mang tai lành tính và ác tính. Kết quả U tuyến đa hình không có hạn chế khuếch tán trên DWI và bản đồ ADC. Các u ác tính, u Warthin hay u lymphoma thì có hạn chế khuếch tán. Giá trị ngưỡng ADC giữa u tuyến đa hình và tổn thương ung thư là 1,415 x10-3 mm2/s với độ nhạy và độ đặc hiệu tương ứng là 72% và 98%.Giá trị ngưỡng ADC 0.905x 10-3 mm2/s giữa khối u Warthin và tổn thương ung thư với độ nhạy và đặc hiệu tương ứng là 93% và 99%. Trên DCE, khi tổn thương có dạng đồ thị loại A và D cho thấy tổn thương là lành tính và có sự chồng lấp khi tổn thương có dạng đồ thị loại B và C. Khi kết hợp DWI và DCE cho thấy khả năng phân biệt giữa tổn thương lành tính và tổn thương ác tính cải thiện đáng kể so với việc sử dụng từng phương pháp (p <
 0.05) Kết luận Cộng hưởng từ khuếch tán với giá trị ADC kết hợp đồ thị ngấm thuốc trên cộng hưởng từ tương phản động học là một phương pháp hữu ích giúp chẩn đoán phân biệt các khối u thường gặp trong tuyến nước bọt mang tai.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH