Rễ cám (đường kính ≤ 2 mm) có chức năng hút nước và chất dinh dưỡng nuôi cây và đóng vai trò quan trọng đối với chu trình carbon và chu trình dinh dưỡng trong hệ sinh thái rừng. Kết quả nghiên cứu tại rừng lá rộng thường xanh Tây Nam Nhật Bản cho thấy, điều kiện tiểu lập địa như độ dày tầng đất và độ đá lẫn đóng vai trò quan trọng đối với sản sinh rễ cám, đến lượng rễ cám chết đi cũng như phân hủy trả lại dinh dưỡng cho đất. Trong thời gian 1 năm, tổng lượng rễ cám sản sinh tại lập địa tốt đạt 374,4 g m-2 trong khi đó tại lập địa xấu chỉ đạt 299,6 g m-2
lượng rễ cám chết đi tại lập địa tốt đạt 282,7 g m-2 trong khi đó tại lập địa xấu chỉ đạt 204,7 g m-2
và lượng rễ cám phân hủy tại lập địa tốt đạt 175,5 g m-2 trong khi đó tại lập địa xấu chỉ đạt 126,7 g m-2 . Điều đó cho thấy, lượng dinh dưỡng trả lại cho đất từ rễ cám tại lập địa xấu là thấp hơn nhiều so với lập địa tốt
rễ cám khó có thể cải thiện dinh dưỡng đất tại lập địa xấu.