Trên cơ sở các lý thuyết nghiên cứu biểu tượng văn hóa và khái niệm biểu tượng văn hóa gắn với địa danh, bài viết phân biệt hai đối tượng nghiên cứu sông Cửu Long từ góc nhìn địa lý và địa danh, và tính biểu tượng của sông Cửu Long và tên sông Cửu Long từ góc nhìn văn hóa học. Kết quả nghiên cứu cho thấy, bất kể nguồn gốc ngoại sinh cũng như sự khác biệt giữa tên sông và thực địa, sau hơn ba thế kỷ đồng hành, sông Cửu Long và tên sông Cửu Long đã in dấu đậm nét vào các hoạt động văn hóa của cư dân Nam Bộ, phản ánh quan niệm, tâm tư, tình cảm mến yêu đất nước quê hương của người Việt Nam Bộ. Người Việt Nam Bộ không chì khai thác sông cửu Long để sinh tồn, mà còn thiêng hóa dòng sông và tên sông ấy bằng tôn giáo, lễ hội, văn học, nghệ thuật, lời ăn tiếng nói. Điều đó cũng xảy ra đối với những dòng sông và tên sông của các tộc người khác và ở các vùng đất khác của Việt Nam.