Nhiều nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam cho thấy tỉ lệ mổ lấy thai ngày càng tăng. Tình trạng này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và con về sau. Đánh giá tình trạng sức khỏe của mẹ và con giữa 2 nhóm sinh ngã âm đạo và sinh mổ sau 2 - 5 năm. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 840 bà mẹ và con tại tỉnh Cà Mau năm 2021. Kết quả Một số tình trạng của mẹ ở nhóm sinh mổ đều lớn hơn nhóm sinh ngã âm đạo như thiếu sữa mẹ trong 6 tháng đầu 59,06% so với 40,95%
thời gian cai sữa dưới 12 tháng 36,72% so với 28,38%
đau lưng 38,21% so với 22,2%
sẩy thai 24,07% so với 16,93%
mổ lấy thai trong lần mang thai sau 91,14% so với 39,33%
kinh nguyệt không đều 24,07% so với 15,79%
đau bụng khi hành kinh 30,52% so với 20,36%
với p <
0,05. Đối với con so sánh ở hai nhóm sinh mổ và sinh ngã âm đạo, tình trạng béo phì 22,58% so với 14,42%
khò khè 40,69% so với 28,6%
dị ứng da 22,08% so với 13,27%
khám bệnh nhiều lần 38,46% so với 22,2%
số lần nhập viện nhiều 20,84% so với 13,04%
p <
0,01. Tỉ lệ thiếu sữa trong 6 tháng đầu, đau lưng, rối loạn kinh nguyệt, sảy thai, mổ lấy thai khi mang thai lần sau...ở nhóm sinh mổ cao hơn nhóm sinh ngã âm đạo. Con của bà mẹ sinh mổ dễ bị thừa cân béo phì, dị ứng da, khò khè, khám bệnh và nhập viện nhiều hơn nhóm bà mẹ sinh ngã âm đạo.