Ảnh hưởng của môi trường nuôi cấy lên sinh trưởng của callus cây giảo cổ lam (Gynostemma pentaphyllum (Thunb.) Makino) - một cây dược liệu có giá trị

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Tấn Quảng Hoàng, Mai Thu Thủy Phạm, Thị Diễm Thi Phạm, Thị Á Kim Phan, Thúy Lan Trần, Đức Hoàng Vũ

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Tạp chí khoa học - Trường Đại học Huế, 2021

Mô tả vật lý: 127-137

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 430541

 Giảo cổ lam (Gynostemma pentaphyllum (Thunb.) Makino) là một cây thuốc dân gian thuộc họ Bầu bí. Cây phân bố rộng ở miền Nam Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Việt Nam. Các thành phần có hoạt tính sinh học quan trọng của Giảo cổ làm là saponin glycoside (gypenoside) và các chất chống oxy hóa. Giảo cổ lam được sử dụng hỗ trợ chống ung thư, chống oxy hóa, giảm cholesterol, tăng cường miễn dịch và các tác dụng khác. Trong nghiên cứu này, callus sơ cấp của cây Giảo cổ lam được sử dụng làm nguyên liệu để đánh giá ảnh hưởng của môi trường nuôi cấy lên khả năng phát sinh và sinh trưởng của callus thứ cấp. Kết quả cho thấy, callus được nuôi cấy trên môi trường MS có bổ sung 2,0 mg/L kinetin và 0,5 mg/L indole-3-butyric acid sinh trưởng tốt nhất
  tỷ lệ tạo callus thứ cấp cao (100%)
  callus đáp ứng được tiêu chuẩn để nuôi cấy huyền phù. Hàm lượng gypenoside và Rb1 trong callus là 36,298 và 0,009 mg/g chất khô
  gypenoside thấp hơn trong lá (65,58%) và gần tương đương với mẫu thân (92,38%) của sản phẩm thu mua từ thị trường. Dung môi thích hợp để tách chiết gypenoside là methanol. Callus thu được sẽ được sử dụng làm nguyên liệu cho nuôi cấy tế bào huyền phù trong các nghiên cứu tiếp theo.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH