Xác định tỉ lệ lệch lạc khớp cắn và một số yếu tố chính có liên quan đến lệch lạc khớp cắn ở học sinh bậc tiểu học. Đối tượng và phương pháp Nghiên cứu theo phương pháp mô tả cắt ngang gồm 873 học sinh của 6 trường tiểu học độ tuổi 9 - 10 tại 02 huyện và 01 thành phố của tỉnh Thái Bình. Kết quả Tỉ lệ lệch lạc khớp cắn loại I chiếm 19,0%, loại II chiếm 31,0% loại III chiếm 10,7%. Các thói quen xấu bao gồm Mút ngón tay, cắn môi, đẩy lưỡi, thở miệng có liên quan đến sự lệch lạc khớp cắn mang ý nghĩa thống kê với p <
0,05. Tình trạng lệch lạc khớp cắn loại I, II, III ở nhóm học sinh (HS) có thói quen xấu cao hơn nhóm HS không có thói quen xấu. Giá trị p ở các nhóm học sinh có khớp cắn lệch lạc loại I, loại II và loại III đều <
0,05 mang ý nghĩa thống kê. Độ cắn chìa ở nhóm HS có thói quen xấu cao hơn nhóm HS không có thói quen xấu, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Nhóm HS có tật xấu như mút tay, cắn môi dưới, đẩy lưỡi, thở miệng có tỉ lệ lệch lạc khớp cắn cao hơn nhóm HS không có tật xấu. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p <
0,05. Kết luận Tỉ lệ lệch lạc khớp cắn loại I chiếm 19,0%, loại II chiếm 31,0% loại III chiếm 10,7%. Thói quen xấu như mút tay, cắn môi dưới, đẩy lưỡi, thở miệng đều ảnh hưởng đến lệch lạc khớp cắn mang ý nghĩa thống kê với p <
0,05.