Quá trình đổi mới và phát triển kinh tế hợp tác xã ở thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 1986-2019

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Văn Thuân Vũ

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Tạp chí khoa học - Đại học Thủ Dầu Một, 2020

Mô tả vật lý: 22-30

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 430743

Hợp tác xã là hình thức chủ yếu của kinh tế tập thể - một thành phần kinh tế quan trọng, là cơ sở để phát triển nền kinh tế quốc dân. Từ năm 1975 đến năm 1985, việc phát triển HTX trên địa bàn Thành phố gặp rất nhiều khó khăn do người dân quen lao động tự do. Bây giờ họ phải nhanh chóng vào hợp tác xã nên khó tránh khỏi những nghi ngờ về hiệu quả của phương thức sản xuất mới. Tuy nhiên, lãnh đạo và nhân dân TP, nhất là xã viên đã không ngừng nỗ lực, góp phần đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của HTX cả về quản lý, điều hành, vật tư, hàng hóa ... để ngày càng phát triển và đổi mới. Sau đại hội Đảng cộng sản Việt Nam (1986), hệ thống hợp tác xã (HTX) TP.HCM lâm vào khủng hoảng, nguy cơ phá sản do HTX chưa bắt kịp cơ chế kinh tế mới. Để các HTX khôi phục sản xuất, Thành ủy đã chủ động có chính sách hỗ trợ ban đầu về cơ sở vật chất, pháp lý và ngành, nghề kinh doanh. Vì vậy, các HTX từng bước phục hồi và phát triển trên nhiều lĩnh vực kinh tế của Thành phố. Kinh tế HTX trở thành một thành phần kinh tế trong cơ cấu kinh tế của Thành phố, ngày càng gia tăng các mặt hàng, loại hình phục vụ trong nước và xuất khẩu. Ngoài ra, HTX còn góp phần quan trọng trong việc giải quyết việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống người dân Thành phố, trong bối cảnh Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng, kinh tế HTX trên địa bàn Thành phố cần có sự đổi mới mạnh mẽ để thích ứng và phát triển.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH