Tìm hiểu một số các chỉ số niệu động học ở những bệnh nhân có triệu chứng đường tiểu dưới. Đối tượng và phương pháp Nghiên cứu hàng loạt trường hợp. Đối tượng là những bệnh nhân có các triệu chứng đường tiểu dưới tại khoa ngoại Tiết niệu - Thần kinh, Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế với IPSS ≥ 8 điểm. Các chỉ số nghiên cứu lưu lượng dòng tiểu tối đa và trung bình
thể tích nước tiểu
thể tích tồn lưu
dung tích bàng quang và áp lực detrusor tại các mốc cảm giác đầu tiên, cảm giác mắc tiểu đầu tiên và dung tích bàng quang
áp lực detrusor tại thời điểm đạt lưu lượng dòng tiểu tối đa
chỉ số tắc nghẽn đường ra bàng quang
chỉ số co bóp bàng quang và hiệu quả đi tiểu. Kết quả Có 68 bệnh nhân gồm 8 nữ và 60 nam. Tuổi trung bình ở nam là 65,9 ± 15,9 năm (từ 16 đến 88), nữ là 54,2 ± 12,3 năm (từ 29 đến 69). Các chỉ số niệu dòng đồ tự do và niệu động học lần lượt là lưu lượng dòng tiểu tối đa 12,6 ± 6,0 và 7,7 ± 6,6 ml/giây
thể tích nước tiểu 233,1 ± 130,7 và 126,0 ± 153,7 ml
thể tích tồn lưu là 108,1 ± 79,3 và 152,7 ± 162,7 ml. Dung tích bàng quang tại các mốc cảm giác đầu tiên
mắc tiểu và dung tích tối đa lần lượt là 151,1 ± 110,7
182,4 ± 120,5 và 260,2 ± 125,7ml. Áp lực detrusor tại dung tích bàng quang 21,4 ± 21,5 cmH₂O. Độ giãn nở bàng quang là 30,9 ± 41,3 ml/ cmH₂O. Áp lực detrusor tại thời điểm đạt lưu lượng dòng tiểu tối đa, chỉ số tắc nghẽn, chỉ số co bóp và hiệu quả tiểu tiện lần lượt là 56,7 ± 38,1 cmH₂O
48,9 ± 36,2
94,8 ± 41,9 và 54,2 ± 87,0%. Tỷ lệ tắc nghẽn bàng quang là 55,9% và bàng quang co bóp kém là 57,1%. Kết luận Kết quả niệu động học ghi nhận tỷ lệ tắc nghẽn đường ra bàng quang là 55,9%
nghi ngờ 25,0% và không tắc nghẽn là 19,1%. Tỷ lệ bàng quang co bóp yếu là 57,1%
bình thường 28,6% và mạnh là 14,3%. Tắc nghẽn bàng quang là nguyên nhân chính gây ra các triệu chứng đường tiểu dưới, trong đó bàng quang giảm co bóp và tăng hoạt detrusor có thể là nguyên nhân phối hợp hoặc độc lập làm ảnh hưởng đến kết quả điều trị.