Ảnh hưởng của liều lượng kali đến năng suất hạt giống hành lá (Allium fistulosum L.) tại thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Khắc Phúc Lê, Như Cương Lê, Bá Phú Phạm, Đăng Hòa Trần

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Tạp chí khoa học - Trường Đại học Huế, 2020

Mô tả vật lý: 93-103

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 430825

Với mục tiêu đánh giá ảnh hưởng của việc bón kali đến năng suất giống hành lá tại Hương Trà, Thừa Thiên Huế, chúng tôi đã bón 4 mức kali cho cây hành giống gồm 0, 84, 168 và 252 kg K2O/ha. Thời gian sinh trưởng của hành lá từ 105 đến 107 ngày. Liều lượng kali có ảnh hưởng đến các đặc điểm về cao cây (45,8-53,7 cm), số lá (15,8-18,9 lá/cây), đường kính lá (10,3-14,1 mm), đường kính thân (27,6-32,2 mm), và số nhánh trên cây (3,8-6,7 nhánh/cây). Việc bón bổ sung kali làm tăng số hoa chắc (131,4-154,1 hoa/bông) và hạt chắc (195,9-233,0 hạt/bông), giảm hoa lép và hạt lép, làm tăng chiều dài hạt (2,80-2,93 mm), nâng cao khối lượng của 1000 hạt (1,975-2,049 g) và năng suất hạt giống hành (362,65-425,79 kg/ha). Sâu xanh da láng và ruồi đục lá là hai đối tượng xuất hiện rất phổ biến trên cây hành giống, trong khi bệnh khô đầu lá và thối nhũn ít phổ biến hơn. Việc bón 168 kg K2O/ha và 252 kg K2O/ha có sai khác về hiệu quả kinh tế (lợi nhuận là 75,416 và 157,925 triệu đồng/ha). Nên sử dụng 138 kg N + 252 kg K2O + 112 kg P2O5 + 500 kg vôi + 15.000 kg phân chuồng /ha tại Hương Trà, Thừa Thiên Huế để nâng cao hiệu quả sản xuất giống hành.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH