Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá khả năng làm giảm nồng độ chất ô nhiễm trong nước thải sau túi ủ biogas của bèo tai tượng, đồng thời khả năng tái sử dụng nguồn nước để nuôi cá Sặc rằn. Thí nghiệm được thực hiện ở điều kiện nhà lưới và bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 mức nồng độ pha loãng nước thải biogas 5% nước thải + 95% nước sông (5%), 10% nước thải + 90% nước sông (10%) và 20% nước thải + 80% nước sông (20%), mỗi nghiệm thức được bố trí lặp lại 4 lần. Kết quả ghi nhận nồng độ các dạng đạm hòa tan và đạm tổng đều giảm theo thời gian, trong đó, cây bèo giúp loại bỏ tốt N-NH4+ (>
93% ) và N-NO2 - (-96%). Ba mức pha loãng 5, 10 và 20% không ảnh hưởng đến sinh trưởng, sinh khối của bèo và cá. Chất lượng môi trường nước sau 6 tuần thí nghiệm không thay nước, nhưng đạt yêu cầu theo quy chuẩn QCVN 382011/BTNMT (chất lượng nước mặt bảo vệ đời sống thủy sinh). Để tăng khả năng sinh trưởng và hấp thu dinh dưỡng của bèo, hạn chế hiện tượng tái ô nhiễm môi trường ao nuôi, cần vớt bèo già ra bớt với lượng 1/2 mật độ sau 4 tuần thả bèo.