Bệnh bạc lá hại lúa do vi khuẩn Xanthomonas oryzae pv. oryzae gây ra là một trong những bệnh hại rất nghiêm trọng ở Việt Nam hiện nay. Để ngăn ngừa mất năng suất, việc phát triển các giống kháng được đề xuất là phương pháp hiệu quả nhất để kiểm soát bệnh và giảm thiểu tác động đến môi trường. Với sự tiến bộ vượt bậc của ngành công nghệ sinh học, ngày nay chỉ thị phần tử ADN được sử dụng rộng rãi và mang lại hiệu quả cao trong các chương trình lai tạo giống. Gen Xa7 được xác định là gen kháng hữu hiệu với các chủng vi khuẩn bạc lá ở các tỉnh phía Bắc. Trên cơ sở giống lúa BT7 có nhiều tru điểm như năng suất khá, chất lượng tốt, khả năng thích ứng rộng, đã sử dụng làm vật liệu lai tạo giống lúa chất lượng kháng bệnh bạc lá. Chi thị phân tu M3 liên kết với gen Xa7 được sử dụng hổ trợ quả trình lai trở lại (MABC) và chọn lọc cá thể phân ly (MAS). Qua 5 thế hệ backcross, chọn lọc các dòng tự thụ mang đặc điểm tu tú của giống BT7. Giống lúa triển vọng BT7KBL-01 ở thể hệ BCF, có các đặc điểm nông sinh học tốt
thời gian sinh trưởng 109 ngày trong vụ mùa, năng suất trung bình 5,2-6,5 tấn/ha. Giống BT7KBL-01 có khả năng thích ứng rộng, chất lượng cơm ngon và kháng cao với bệnh bạc lá (điểm <
3). Đây là giống lúa triển vọng mang lại hiệu quả kinh tế cao, giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ việc hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.