Bài viết đánh giá vai trò của Nhà nước (thông qua hệ thống chính sách, công cụ quản lí...) trong việc thực hiện chiến lược tự chủ đại học của Việt Nam (theo 5 mức độ khác nhau ảnh hưởng rất mạnh, ảnh hưởng khá mạnh, ảnh hưởng vừa phải, ít ảnh hưởng, gần như không ảnh hưởng) và đánh giá, xếp loại mức độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm hiện nay của các cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam (theo 5 mức độ khác nhau rất cao, cao, trung bình, thấp, rất thấp). Kết quả khảo sát và phân tích định lượng cho thấy Nhà nước có vai trò rất lớn đối với sự phát triển của hệ thống giáo dục đại học tại Việt Nam Sự ảnh hưởng, can thiệp của Nhà nước đối với từng loại hình đại học rất khác nhau Phương thức quản lí của Nhà nước đối với hệ thống giáo dục đại học đang có sự dịch chuyển dần dần từ mô hình quản lí kiểm soát sang mô hình quản lí có tính chất giám sát và kiến tạo. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, các cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam có mức độ tự chủ khá thấp và có sự khác biệt khá lớn về mức độ tự chủ của các nhóm cơ sở giáo dục đại học và giữa các tiêu chí tự chủ với nhau. Trong đó, tự chủ về các lĩnh vực tài chính và nhân sự được đánh giá là rất thấp. Các cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam đang trong lộ trình tiến tới tự chủ toàn diện.