Ảnh hưởng của biện pháp kỹ thuật lâm sinh đến cây tái sinh ở rừng sau cháy năm 2016, tại khu rừng phòng hộ Nam Ngưm, tinh Xiêng Khoang, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (CHDCND) được đánh giá. Biện pháp kỹ thuật lâm sinh gồm (1) Khai thác tận dụng trên cáp độ cháy trung bình
(2) Gieo sạ hạt cây bản địa trên cấp độ cháy cao đã được đánh giá, so sánh mức độ ảnh hưởng với các cấp độ cháy không tác động biện pháp kỹ thuật về mật độ, chiều cao, phẩm chất, nguồn gốc và số lượng loài cây tái sinh sau cháy. Hệ thống 18 ở tiêu chuẩn (OTC) (3 OTC/biện pháp/ cấp độ cháy) nghiên cứu điển hình, bán cố định với diện tích 2.000 m2, bố tri đều trên các đối tượng nghiên cứu, gồm (1) Khai thác tận dụng
(2) Gieo sạ hạt
(3) Không cháy
(4) Cháy thấp
(5) Cháy trung bình
(6) Cháy cao để thu thập và so sánh số liệu nghiên cứu trong 4 năm sau cháy. Kết quả, sau 4 năm nghiên cứu mặt độ cây tái sinh bình quân/ha trên các đối tượng nghiên cứu đạt (1) Khai thác tận dụng 1.982 cây/ha
(2) Gieo sạ 2.196 cây/ha
(3) Không cháy 1.553 cây/ha
(4) Cháy thấp 833 cây/ha (5) Cháy trung bình 954 cây/ha
(6) Cháy cao 1.175 cây/ha. Chiều cao binh quàn tưong ứng đạt 0,41, 0,50, 1,70, 1,65, 1,48 và 0,86 m. Cây tái sinh bằng hạt chiếm trén 85%. Tỳ lệ cây tái sinh đạt phầm chất trên tùng cấp độ tưong ứng đạt từ 85 đến 95%. Đa dạng thành phần loài cây tái sinh giảm trên 2 biện pháp tác động và trên cấp độ cháy, 4 năm sau cháy mức độ phong phú loài chưa ngang bằng khu đối chứng. Biện pháp kỹ thuật lâm sinh có ảnh hưởng, tác động rất tốt đến tái sinh rừng sau cháy, không những làm gia tăng mật độ, phẩm chất cây tái sinh, mà còn làm hạn chế loài cày xâm lấn và độ che phủ cây bụi, thảm tươi, nhưng đã làm hạn chế số lượng và mức độ phong phú loài cây tái sinh.