Ảnh hưởng của rong câu (Gracilaria verrucosa) và rong nho (Caulerpa lentillifera) lên chất lượng nước, sinh trưởng, tỷ lệ sống và năng suất của tôm thẻ chân trắng (Litopenaeusvannamei) trong mô hình nuôi kết hợp

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Bảy Phùng, Nữ Mỹ Nga Tôn, Thị Hiền Trần

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Tạp chí khoa học - công nghệ thủy sản - Đại học Nha Trang, 2020

Mô tả vật lý: 45331

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 431221

 Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng của hai loài rong khác nhau lên chất lượng nước, sinh trưởng, tỷ lệ sống và năng suất của tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei). Tôm được nuôi trong 60 ngày với 3 nghiệm thức nghiệm thức 1 (đối chứng) nuôi tôm đơn
  nghiệm thức 2 (tôm - rong câu Gracilaria tenuistipitata)
  nghiệm thức 3 (tôm - rong nho Caulerpa lentillifera). Hai loài rong được nuôi trong bể nuôi tôm với mật độ 2 kg/m3
  mật độ tôm là 50 con/m3. Kết quả cho thấy chất lượng nước tốt hơn ở các nghiệm thức 2 và 3 với hàm lượng TAN, NO2-, NO3- và PO43- thấp hơn so với nghiệm thức 1. Nghiệm thức 3 tôm có tỷ lệ sống,năng suất cao hơn so với nghiệm thức 1 nhưng không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (P >
  0,05). Nghiệm thức 2 cho kết quả tốt nhất (có tăng trưởng cao nhất, tỷ lệ sống cao nhất, năng suất tôm cao nhất) và khác biệt có ý nghĩa thống kê (P <
  0,05) so với nghiệm thức 1. Rong câu Gracilaria tenuistipitata được khuyến cáo sử dụng trong mô hình nuôi kết hợp với tôm thẻ chân trắng.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH