Những biểu hiện của hành vi từ chối gián tiếp trong tiếng Việt (có so với tiếng Nga)

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Thị Lan Hương Trương

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại: 400 Language

Thông tin xuất bản: Phát triển Khoa học và Công nghệ: Khoa học xã hội và Nhân văn (ĐHQG TP. Hồ Chí Minh), 2021

Mô tả vật lý: 1026-1034

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 431223

Trong Ngữ dụng học, hành vi ở lời là hành vi được nhiều nhà ngôn ngữ học quan tâm hơn cả, một trong những hành vi đó là hành vi từ chối, hành vi phổ quát của mọi ngôn ngữ. Ở các cuộc hội thoại có tính liên ngôn ngữ - văn hóa thì hành vi từ chối là một hành vi rất quan trọng. Lịch sự trong giao tiếp là nguyên tắc chung trong tương tác xã hội của mỗi nền văn hóa, thể hiện phép lịch sự khi thực hiện hành vi từ chối mà không làm mất thể diện người đối thoại không phải là điều dễ dàng. Từ chối là một hành động thường gặp trong giao tiếp, trong tình huống nhận được lời mời, đề nghị hay lời khuyên bảo, yêu cầu nào đó mà chúng ta không thể chấp nhận thì cần có phương thức từ chối phù hợp. Lựa chọn hình thức từ chối theo lối gián tiếp là cách phản hồi hữu hiệu khi vừa biểu thị sự không đồng ý theo hướng được đề xuất vừa giữ được thể diện cho người nghe. Trong bài viết này, dựa trên khối ngữ liệu tiếng Việt và tiếng Nga từ các tác phẩm văn học đã được xuất bản và được đăng tải trên mạng internet, tác giả tiến hành trình bày một số biểu hiện của hành vi từ chối gián tiếp trong tiếng Việt (có so với tiếng Nga). Qua đó góp phần giúp ích cho người Việt học tiếng Nga hay người nói tiếng Nga học tiếng Việt trong việc sử dụng các phát ngôn từ chối gián tiếp.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH