Mô tả tỷ lệ đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, tổn thương cơ quan và kết quả điều trị bệnh nhi sốt xuất huyết dengue (SXHD) có dấu hiệu cảnh báo (DHCB) và SXHD nặng. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu cắt ngang mô tả tiến cứu. Bệnh nhi SXHD có DHCB và SXHD nặng điều trị tại bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới từ 01/08/2020 đến 12/06/2021. Kết quả 250 ca bao gồm 63,6% SXHD có DHCB, 35,6% SXHD nặng thể sốc (sốc kéo dài 6,7%, tái sốc 19,1%) và 0,8% SXHD nặng thể suy tạng. Tổn thương gan SXHD có DHCB 50,3%, SXHD nặng thể sốc 62,9% và thể suy tạng 100%. Rối loạn đông máu SXHD có DHCB 33,3% (2/6 ca làm xét nghiệm), trong nhóm SXHD có DHCB chỉ làm xét nghiệm chức năng đông máu khi có xuất huyết niêm nhiều, SXHD nặng thể sốc 39% (31/80 ca) và thể suy tạng 50% (1/2 ca), DIC chỉ ghi nhận ở SXHD nặng thể sốc 6,3%. Bất thường chức năng thận SXHD có DHCB 3%, SXHD nặng thể sốc 4,8%. Không có ca suy thận cấp. Điều trị bù dịch ở nhóm SXHD nặng thể sốc tổng dịch truyền là 127,6 ml/kg, trong đó dịch tinh thể (DTT) 125 ml/kg và cao phân tử (CPT) 32,5 ml/kg. Trong nhóm sốc SXHD nặng tổng dịch truyền 152 ml/kg (DTT 110 ml/kg, CPT 37,6 ml/kg). Hỗ trợ hô hấp sốc SXHD có 2 ca thở NCPAP
sốc SXHD nặng có 3 ca thở NCPAP với 1 ca thở máy. Không có ca tử vong. Kết luận Trong nhóm SXHD có DHCB chỉ ghi nhận tổn thương gan. SXHD nặng thể sốc ngoài tổn thương tuần hoàn còn có tổn thương các cơ quan khác gan, huyết học, hô hấp và thận. Tổng lượng dịch truyền và cần hỗ trợ hô hấp với thở NCPAP, thở máy nhiều hơn của nhóm sốc SXHD nặng so với sốc SXHD. Tuy nhiên điều trị kịp thời theo phác đồ BYT 2019 đã giúp giảm được tỷ lệ tổn thương các cơ quan và tử vong của các ca SXHD nặng.