Nghiên cứu được thực hiện nhằm tìm ra loài thực vật thủy sinh có khả năng xử lý tốt chất thải trong hệ thống tuần hoàn nuôi trồng thủy sản. Thí nghiệm gồm 4 nghiệm thức trồng bèo tai tượng (Pistia stratiotes), bèo tấm (Lemna minor), bèo nhật (Limnobium laevigatum) và nghiệm thức đối chứng (không trồng thực vật) thực hiện trong hệ thống tuần hoàn trong 15 ngày. Cá trê vàng có khối lượng trung bình 60 g/con được nuôi trong hệ thống tuần hoàn với mật độ 70 con/100L và cho ăn thức ăn viên nổi (41% protein). Kết quả nghiên cứu cho thấy bèo tai tượng xử lý tốt hầu hết các chất ô nhiễm trong nước thải nuôi cá trê vàng trong 10 ngày đầu thí nghiệm. Bèo tai tượng có khả năng làm giảm 65,83% CO2
34,28% COD
40,70% TAN
46,70% N-NO3 - 24,56 % P-PO4 3-
và 9,16% TP và làm tăng 37,68% oxy hòa tan trong nước thải so với nồng độ ban đầu.