Sử dụng quy trình fenton hòa tan bụi đồng thau: Nghiên cứu động học quá trình hòa tan đồng

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Văn Phương Nguyễn, Xuân Tòng Nguyễn

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại: 541.2 Theoretical chemistry

Thông tin xuất bản: Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM, 2023

Mô tả vật lý: 45362

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 431421

Bụi thải từ các cơ sở gia công đánh bóng đồng thau có hàm lượng đồng cao, có giá trị kinh tế cần phải thu hồi. Hòa tan đồng từ bụi thải trong gia công đồng thau dựa trên phản ứng Fenton là một giải pháp thủy luyện rất đáng quan tâm vì lợi ích kinh tế và môi trường. Phương pháp thiết kế thí nghiệm được sử dụng để xác định các thông số phù hợp bao gồm pH, hàm lượng Fe2+, tốc độ khuấy và hàm lượng H2O2 cho quá trình hòa tan đồng từ bụi đồng thau. Các mô hình động học và các các thông số động học cũng đã được xác định. Kết quả cho thấy hiệu suất hòa tan đồng đạt 97%, cùng với các hằng số vận tốc hòa tan lớn nhất trong quá trình phản ứng xảy ra tại pH 1, [Fe2+] 0,1M, tốc độ khuấy 60 vòng/phút, hàm lượng H2O2 1,8% với lưu lượng 1 mL/phút, trong 2 giờ khảo sát. Dữ liệu động học đã cho thấy có thể sử dụng mô hình động học bậc 1 để giải thích động học quá trình hòa tan đồng từ bụi đồng thau và cơ chế của quá trình được kiểm sáo theo cơ chế phản ứng hóa học bề mặt. Kết quả nghiên cứu đã cho thấy quá trình Fenton có thể sử dụng để hòa tan đồng từ bụi đồng thau làm cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo như điện phân thu hồi đồng kim loại hay sản xuất hóa chất.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH