Những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả đông lạnh nhanh phôi bò in vitro

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Thị Kim Lành Đỗ, Đức Trường Nguyễn, Thị Ngọc Anh Nguyễn, Thị Thu Trang Nguyễn, Văn Thành Nguyễn

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 2023

Mô tả vật lý: 1186 - 1193

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 431475

 Nghiên cứu được thực hiện nhằm nâng cao hiệu quả đông lạnh nhanh phôi bò trong ống nghiệm. Tế bào trứng bò được nuôi thành thục và thụ tinh trong ống nghiệm ở nồng độ 1, 2 hoặc 5 × 106 tinh trùng/ml trong 6 giờ. Sau đó, các phôi nang được đông lạnh nhanh trong môi trường sử dụng TCM199 + BSA (Tissue culture medium-199 + Bovine serum albumin) hoặc DPBS + FBS (Dulbecco's phosphate-buffered saline + Fetal bovine serum). Không có sự khác biệt đáng kể về tỉ lệ tế bào trứng thành thục khi nuôi trong môi trường BO-IVM hoặc TCM-199. Trứng bò thụ tinh trong ống nghiệm với nồng độ 2 × 106 tinh trùng/ml trong 6 giờ cho tỉ lệ thụ tinh và tỉ lệ phôi nang cao nhất. Đông lạnh và giải đông phôi bò trong môi trường đông lạnh nhanh DPBS + FBS và TCM199 + BSA cho tỉ lệ phôi sống sau giải đông lần lượt là 92,96% và 82,71%, tuy nhiên không có sự khác biệt thống kê về tỉ lệ này giữa hai môi trường. Tỉ lệ phôi thoát màng sau giải đông của môi trường TCM199 + BSA đạt 54% cao hơn (P <
 0,05) so với tỉ lệ này ở môi trường DPBS + FBS là 28,8%. Với nhóm phôi chỉnh gene, số lượng phôi sống sau giải đông đạt 96,03% so với 88,82% ở nhóm phôi IVF. Tỉ lệ phôi sống sau giải đông cũng bị ảnh hưởng bởi yếu tố nguồn gốc của tế bào trứng.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH