Nghiên cứu này có mục đích i) Khảo sát diễn biến các thông số hóa lý đất mặn phèn dưới ảnh hưởng của than sinh học từ vỏ trấu
và ii) Đánh giá ảnh hưởng của than sinh học đến chỉ số chất lượng đất mặn phèn. Một thí nghiệm trong nhà kính được thực hiện bằng cách trộn than sinh học tổng hợp từ vỏ trấu với đất mặn phèn ở các tỷ lệ 0
0,7
1,5
3 và 6% trong thời gian 100 ngày. Các mẫu đất thí nghiệm được lấy ở các thời điểm 5, 15, 30, 60, và 100 ngày để phân tích 11 thông số hóa lý đất. Chỉ số chất lượng đất (SQI) được tính toán dựa trên phương pháp phân tích thành phần chính/nhân tố (PCA/FA). Kết quả nghiên cứu cho thấy than sinh học làm tăng hàm lượng trao đổi của các nguyên tố K, Mg, Ca, giá trị pH và làm giảm hàm lượng trao đổi của các nguyên tố Fe, Al, cũng như các giá trị Cl-, H+ và độ chua trao đổi. Than sinh học làm thay đổi các thông số EC và Na, tăng lên ở các thời điểm quan trắc đầu và giảm xuống ở các thời điểm quan trắc cuối. Than sinh học làm tăng giá trị chỉ số SQI của đất mặn phèn, ngay cả khi tỷ lệ bổ sung than sinh học thấp (0,7%) sau 100 ngày thí nghiệm. Kết quả nghiên cứu cho thấy than sinh học từ vỏ trấu là vật liệu tiềm năng trong ứng dụng cải tạo đất mặn phèn.