Canh tác lúa đóng vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế nông nghiệp tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, đồng thời canh tác lúa cũng là nguồn gây phát thải khí nhà kính lớn. Dấu vết các bon của sản phầm lúa gạo cho biết lượng khí thải nhà kính được sản xuất hoặc tiêu thụ trong vòng đời của sản phẩm lúa gạo. Việc định lượng dấu vết các bon cho một đon vị sản phầm lúa gạo của các phương thức canh tác lúa khác nhau như truyền thống, 1P5G, 3G3T, AWD tại đồng bằng sông Cửu Long sẽ giúp xác định các phưong thức quản lý nào hiệu quả để giảm phát thải khí nhà kính trong canh tác lúa. Kết quả nghiên cứu tại các tỉnh/thành Cần Thơ, Sóc Trăng, Kiên Giang, Long An theo các phương thức canh tác truyền thống (TT), 1P5G (1 phải 5 giảm), 3G3T (3 giảm 3 tăng), AWD (tưới khô ướt xen kẽ) cho thấy dấu vết các bon theo đơn vị sản phẩm, trong vụ đóng xuân 1,24 kg CO2e/kg thóc (TT), 0,97 kg CO2e/kg thóc (1P5G)
0,89 kg CO2e/kg thóc (3G3T) và 0,91 kg CO2e/kg thóc (AWD) và vụ hè thu lần lượt là 1,67 kg CO2e/kg thóc (TT), 1,26 kg CO2e/kg thóc (1P5G), 1,2 kg CO2e/kg thóc (3G3T) và 1,09 kg CO2e/kg thóc (AWD). Từ tính toán dấu vết các bon các sản phẩm lúa gạo có thể thấy phát thải mê tan từ canh tác lúa chiếm tỷ trọng lớn nhất từ 34-49,7%, tiếp đến là sản xuất phân bón và đốt rơm rạ tại đồng ruộng, chính vì vậy để xuất các giải pháp giảm phát thải khí nhà kính ưu tiên trong vòng đời sản xuất lúa gạo tại đồng bằng sông Cửu Long cần tập trung mở rộng việc áp dụng các phương thức canh tác lúa 1P5G, 3G3T, AWD, quản lý phế phụ phẩm, giảm lượng đạm hợp lý, sử dụng phân tổng hợp, chậm tan và các loại giống ngắn ngày, đồng thời áp dụng các chính sách khuyến khích người nông dân thay đổi tập quán sản xuất.