Nghiên cứu sử dụng nước thải ao nuôi cá lóc và ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự tăng sinh khối của tảo Spirulina platensis

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Hoàng Oanh Dương, Kim Long Phạm

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Khoa học và Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam, 2022

Mô tả vật lý: 101 - 105

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 431546

 Nghiên cứu tận dụng nguồn nước thải ao nuôi cá lóc để nuôi tảo Spirulina platensis nhằm xác định sự gia tăng sinh khối tảo ở các mức nhiệt độ khác nhau. Thí nghiệm gồm có 4 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức lặp lại 3 lần
  Nghiệm thức 1 (NT1) nhiệt độ 27oC
  Nghiệm thức 2 nhiệt độ 30oC
  Nghiệm thức 3 nhiệt độ 33oC
  Nghiệm thức đối chứng (Môi trường Zarrouk ở nhiệt độ phòng). Kết quả nghiên cứu cho thấy NT1 đạt mật độ cực đại 52.911 ± 1.167 cá thể/ mL ở ngày nuôi thứ 12, có sinh khối tảo thu được 7,82 ± 0,82 g/L. NT2 mật độ đạt cực đại 54.073 ±1.657 cá thể/mL ở ngày nuôi thứ 12, có sinh khối tảo thu được 8,59 ± 0,82 g/L. NT3 mật độ đạt cực đại 52.654 ± 892 cá thể/mL ở ngày nuôi thứ 10, có sinh khối tảo thu được 7,32 ± 0,52 g/L. NTĐC đạt mật độ cực đại 54.671 ± 267 cá thể/mL ở ngày nuôi thứ 12, có sinh khối tảo thu được 8,83 ± 0,21 g/L. Khi sử dụng nước thải ao nuôi cá lóc để nuôi tảo Spirulina platensis ở nhiệt độ 30o C đạt sinh khối tảo cao hơn so với nuôi ở nhiệt độ 27oC và nhiệt độ 33oC (p <
  0,05). Hàm lượng protein của tảo ở nhiệt độ 30oC đạt 65,46% cũng cao hơn ở nhiệt độ 27oC (đạt 60,30% ) và 33o C (đạt 60,21%).
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH