Nhận xét các đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân chửa ngoài tử cung tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, quý IV năm 2017

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Duy Ánh Nguyễn

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại: 618 Other branches of medicine Gynecology and obstetrics

Thông tin xuất bản: Tạp chí Y dược lâm sàng 108, 2022

Mô tả vật lý: 95-102

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 431581

Mô tả các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng chửa ngoài tử cung tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội. Đối tượng và phương pháp Nghiên cứu mô tả cắt ngang với đối tượng là những phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ nghi ngờ chửa ngoài tử cung vào điều trị tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội năm 2017. Kết quả Chửa ngoài tử cung gặp nhiều nhất ở lứa tuổi từ 25 - 39 tuổi. Trong tiền sử sản phụ khoa, tiền sử nạo hút, sẩy thai chiếm tỷ lệ cao nhất 63,8%. Triệu chứng rối loạn kinh nguyệt, ra máu âm đạo và đau bụng phổ biến nhất. Trong 191 bệnh nhân chửa ngoài tử cung, khám âm đạo thấy 101 ca có khối nề phần phụ (52,9%), 57 ca di động tử cung đau (29,8%), 47 ca đau cùng đồ sau (24,6%). Hàm lượng β-hCG huyết thanh nhỏ hơn 1000mUI/l chiếm tỷ lệ 59,8%. Trên siêu âm, thấy khối âm vang hỗn hợp cạnh tử cung (62,8%), dịch ở túi cùng sau (41,9%), hình ảnh thai và tim thai (15,2%). Có 178 ca được chẩn đoán kết hợp 3 yếu tố Lâm sàng, nồng độ β-hCG và siêu âm (93,2%), 13 trường hợp chẩn đoán dựa vào 4 yếu tố Lâm sàng, nồng độ β-hCG, siêu âm và các xét nghiệm khác (6,8%). Kết luận Chẩn đoán chửa ngoài tử cung cần kết hợp nhiều yếu tố, quan trọng nhất là lâm sàng, định lượng β-hCG và siêu âm.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH