Đánh giá tình hình sử dụng kháng sinh điều trị tại một số Khoa Ngoại Bệnh viện Bình Dân sau khi triển khai chương trình quản lý kháng sinh

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Lê Hạ Huỳnh, Phúc Cẩm Hoàng Nguyễn, Gia Ân Trần

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Tạp chí Y học Việt Nam (Tổng hội Y học Việt Nam), 2022

Mô tả vật lý: 86-95

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 431594

 Chương trình Quản lý kháng sinh (QLKS) giúp giảm tỷ lệ đề kháng, giảm tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện và chi phí điều trị kháng sinh. Tại bệnh viện Bình Dân, chương trình QLKS với sự kiểm tra, giám sát chính thức thực hiện từ tháng 06/2016. Tình hình sử dụng kháng sinh điều trị (KSĐT) tại một số khoa ngoại sau triển khai chương trình cần được đánh giá. Mục tiêu Đánh giá tình hình sử dụng KSĐT sau khi triển khai chương trình QLKS. Đối tượng & Phương pháp Nghiên cứu cắt ngang mô tả có so sánh trước sau trên các hồ sơ bệnh án (HS) tại 04 khoa Ngoại niệu và Ngoại tổng quát trong 2 khoảng thời gian trước can thiệp (01-06/2016) và sau can thiệp (01-06/2017). Tiêu chuẩn chọn hồ sơ là các hồ sơ có chẩn đoán nhiễm khuẩn có can thiệp phẫu thuật thận ứ nước do sỏi thận và niệu quản, viêm phúc mạc do viêm ruột thừa và viêm túi mật cấp do sỏi. Kết quả chính bao gồm tỷ lệ tuân thủ gửi mẫu cấy, tỷ lệ phân nhóm nguy cơ bệnh nhân (PNNC) và đặc điểm vi khuẩn theo phân nhóm, tỷ lệ tuân thủ KSĐT theo hướng dẫn sử dụng kháng sinh của bệnh viện (HDSDKS), tỷ lệ thay đổi kháng sinh, các chỉ số liều xác định hằng ngày (DDD/1000 bệnh nhân), ngày điều trị kháng sinh trung bình (DOT), thời gian sử dụng kháng sinh trung bình (LOT), thời gian nằm viện trung bình (LOS). Kết quả 227 HS được đưa vào nghiên cứu (118 HS trước can thiệp và 159 HS sau can thiệp). Tỷ lệ % tuân thủ cấy mẫu ở nhóm sau can thiệp tăng lên có ý nghĩa thống kê ở mẫu chung (83,1% và 92,5%
  p = 0,015) và ở khối tổng quát (80,3% và 91,5%
  p<
 ,05). Kết quả vi sinh ghi nhận vi khuẩn gram âm là tác nhân chính trong nhiễm khuẩn với Escherichia coli chiếm tỷ lệ cao nhất 67,6%
  trong đó E. coli sinh ESBL là 33,3% và chiếm tỷ lệ gần gấp đôi ở PNNC 2 so với PNNC 1. Tỷ lệ % chỉ định KSĐT theo HDSDKS sau can thiệp là 83,6%, không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Tỷ lệ phải lên thang kháng sinh theo kháng sinh đồ ở nhóm sau can thiệp giảm khoảng 4 lần. Chỉ số DDD/1000 bệnh nhân giảm có ý nghĩa thông kê ở nhóm sau can thiệp (7.619 DDD và 6.384 DDD
  p<
 ,05). Các chỉ số khác mặc dù có giảm ở nhóm sau thiệp nhưng không có khác biệt có ý nghĩa thống kê.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH