Đái tháo đường (ĐTĐ) là bệnh nội tiết chuyển hóa được coi là "kẻ giết người thầm lặng" vì tốc độ phát triển nhanh và tăng tỉ lệ tử vong do những biến chứng nguy hiểm của bệnh gây ra. Mô tả thực hành tự tiêm insulin của người bệnh đái tháo đường type 2 điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương, năm 2020. Phân tích yếu tố liên quan đến thực hành tự tiêm insulin của người bệnh ngoại trú tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương. Nghiên cứu mô tả cắt ngang, 250 người bệnh (NB) ĐTĐ type 2 điều trị ngoại trú tại phòng khám theo yêu cầu, BVNTTW từ tháng 01/2020 -06/2020. Quy trình Phỏng vấn bằng thang điểm ITAS, câu hỏi chi phí điều trị, nhận thức về thực hành tự tiêm Insulin 62,8% nam, khu vực thành phố 68%. Nhóm có yếu tố tâm lý có tuổi trung bình 61.45±10,43, HbA1C 7,29±1,55, thời gian mắc ĐTĐ 11,72±6.47, 184 NB (73,6%) có yếu tố tâm lý (PIR). Tỷ lệ NB sợ hạ đường huyết 83,2%, thấy thất bại với điều trị 80%, thấy bệnh trầm trọng hơn 69,6%, khó xác định đúng số lượng và thời điểm tiêm 58%. Chi phí điều trị BHYT chi trả 91,2%. Tuổi, thời gian mắc bệnh ở nhóm có PIR cao hơn nhóm không có PIR, HbA1C ở nhóm có PIR thấp hơn nhóm không có PIR. Trên 190 NB tự tiêm Insulin bằng bút tiêm 100% bảo quản đúng
97,6% xác định vị trí tiêm đúng
97,6% có thời gian tiêm đúng
98% biết thay đổi vị trí tiêm. Tuổi cao, thời gian mắc bệnh kéo dài làm giảm các hiểu biết về tuân thủ liều tiêm và thải bỏ kim sau sử dụng. Nhóm có yếu tố tâm lý có hiểu biết lưu kim, tái sử dụng kim cao hơn. Tâm lý và thao tác thực hành tự tiêm Insulin là yếu tố ảnh hưởng lớn đến hiệu quả và tuân thủ điều trị tiêm Insulin ở NB ĐTĐ type 2, đây là yếu tố cần được lưu ý để tư vấn.