Kế hoạch hành động quốc gia về sức khỏe sinh sản cho vị thành niên Việt Nam giai đoạn 2020 - 2025 đã nhấn mạnh mục tiêu ít nhất 80% vị thành niên có hiểu biết về những nội dung cơ bản trong chăm sóc sức khỏe sinh sản như tình dục an toàn, các biện pháp tránh thai, hậu quả của mang thai ngoài ý muốn và phá thai không an toàn, phòng chống các bệnh lây truyền qua đường tình dục [1]. Nghiên cứu được tiến hành trên 409 học sinh nữ đang học tại phường trung học cơ sở (THCS) Quỳnh Thiện và trường trung học phổ thông (THPT) Hoàng Mai nằm trên địa bàn thị xã Hoàng Mai, Nghệ An từ tháng 1/2022 đến tháng 6/2022. Kết quả thu được 35,2% đối tượng nghiên cứu (ĐTNC) có kiến thức chung tốt
64,8% ĐTNC có kiến thức chung chưa tốt. Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê (p <
0.05) giữa đặc điểm cá nhân ĐTNC và kiến thức chung về sức khỏe sinh sản Nhóm em thuộc giai đoạn vị thành niên (VTN) sớm có khả năng có kiến thức chưa tốt cao hơn nhóm VTN muộn (OR = 10,08). Nhóm em học sinh cấp 2 có khả năng có kiến thức chưa tốt cao hơn nhóm học cấp 3 (OR = 7,26). Nhóm em sống cùng với cả bố và mẹ có khả năng có kiến thức tốt hơn nhóm chỉ sống với bố hoặc mẹ/ người khác (OR = 3,16). Nhóm em đã có kinh nguyệt có khả năng có kiến thức tốt hơn những em chưa có kinh nguyệt (OR = 9,59). Nhóm em đã/đang có người yêu có khả năng có kiến thức tốt hơn nhóm chưa có người yêu (OR = 9,19). Nhóm đã được học về sức khỏe sinh sản (SKSS) ở trường/câu lạc bộ có khả năng có kiến thức tốt hơn nhóm chưa được học về SKSS (OR = 9,04). Những em có mẹ là nông dân có khả năng có kiến thức chưa tốt về SKSS cao hơn nhóm có mẹ làm nghề cán bộ (OR = 2,58).