Thực trạng rối loạn trầm cảm ở học sinh trung học cơ sở tại thành phố Hà Nội năm 2021

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Minh Thi Lê, Anh Vinh Ngô, Đức Khánh Nguyễn

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Tạp chí Y học Việt Nam (Tổng hội Y học Việt Nam), 2023

Mô tả vật lý: 277-282

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 431738

 Mô tả thực trạng trầm cảm và xác định một số yếu tố ảnh hưởng của học sinh tại hai trường trung học cơ sở ở thành phố Hà Nội. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 1296 học sinh tại 2 trường trung học cơ sở tại Hà Nội năm 2021. Kết quả Tỷ lệ trầm cảm là 27% trong đó trầm cảm nhẹ và vừa đều chiếm 9,5%, trầm cảm nặng và rất nặng chiếm 4,9% và 3,1% tổng số học sinh. Nguy cơ trầm cảm ở khối lớp cuối cấp (lớp 8 và 9) cao gấp 1,73 lần so với khối đầu cấp (lớp 6 và 7). Học sinh nữ có nguy cơ bị trầm cảm cao hơn 1,65 lần so với học sinh nam. Học sinh có mối quan hệ mâu thuẫn với bố mẹ có tỉ lệ mắc trầm cảm cao hơn 3,82 lần so với các học sinh có mối quan hệ hoà hợp với bố mẹ với sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Học sinh bị dọa dẫm, xúc phạm về tinh thần, không cảm thấy được yêu thương, bố mẹ ly thân, trong gia đình có người bị vấn đề sức khoẻ tâm thần có nguy cơ bị trầm cảm cao hơn lần lượt là 2,2
  4,6
  1,7 và 2,7 lần so với nhóm còn lại. Kết luận Tỉ lệ học sinh có vấn đề trầm cảm là 27% và chủ yếu là mức độ vừa và nhẹ. Học sinh nữ mắc nhiều hơn nam và khối lớp cuối cấp có nguy cơ bị trầm cảm cao hơn so với đầu cấp. Yếu tố môi trường gia đình, các trải nghiệm cá nhântiêu cực có ảnh hưởng đến nguy cơ mắc trầm cảm.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH