Nhà văn Sơn Khanh trong trường văn học ở đô thị Nam Bộ 1945-1950

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Thị Phương Thúy Nguyễn

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại: 895.922 Literatures of East and Southeast Asia Sino-Tibetan literatures

Thông tin xuất bản: Phát triển Khoa học và Công nghệ: Khoa học xã hội và Nhân văn (ĐHQG TP. Hồ Chí Minh), 2023

Mô tả vật lý: 1933-1944

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 431787

Sơn Khanh là cái tên thường được nhắc đến trong các công trình viết về văn chương tranh đấu ở Nam Bộ 1945-1950, nhưng ít được nghiên cứu riêng lẻ vì đời văn của ông rất ngắn, số lượng tác phẩm không nhiều, và một phần cũng vì hành trạng chính trị của ông. Đọc lại các tác phẩm của Sơn Khanh, bên cạnh tính chất trào lưu của một thời kỳ văn nghệ phụng sự lý tưởng kháng chiến và thống nhất đất nước, ta vẫn có thể nhận diện được một phong cách văn nghệ, tuy còn mờ nhạt vì số lượng tác phẩm không đủ để bồi đắp một dấu ấn sắc sảo khó phai, nhưng vẫn không dễ lẫn trong rất nhiều cây bút thời ấy. Hơn nữa, vị trí của Sơn Khanh trong không gian văn học lúc bấy giờ còn có thể được soi xét từ những yếu tố khác bên ngoài tác phẩm, bởi vì đặc thù địa văn hóa của Nam Bộ và những biến động chính trị ở nơi này trong những năm 1945-1950 đã tạo nên một không gian văn học đặc biệt hướng ngoại. Sử dụng lý thuyết trường lực của Pierre Bourdieu, bài viết này phân tích tác động của lực chính trị, lực thương mại, lực thẩm mỹ của trường đến lựa chọn sáng tác của Sơn Khanh, cũng như cách thức mà Sơn Khanh sử dụng các vốn chính trị, thương mại, thẩm mỹ tương ứng để tạo nên tác động tích cực cho uy tín văn học của mình và di chuyển đến vị trí cao trong trường văn học ở Nam Bộ chặng đường 1945-1950.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH