Đặt vấn đề đa chấn thương là một cấp cứu ngoại khoa rất nặng, có tỷ lệ tử vong cao. Một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu là do tình trạng rối loạn đông máu không được phát hiện sớm và xử trí kịp thời. Đo độ đàn hồi cục máu (ROTEM) là một xét nghiệm thực hiện trên máu toàn phần để đánh giá các đặc tính của máu trong quá trình hình thành và ly giải cục máu đông. Phương pháp này có thể phát hiện nhanh chóng và chính xác tình trạng rối loạn đông máu, giúp cải thiện khả năng kiểm soát chảy máu sau chấn thương. Mục tiêu của nghiên cứu mô tả đặc điểm và đánh giá mối tương quan giữa các thông số ROTEM với các xét nghiệm đông máu thường quy ở bệnh nhân (BN) đa chấn thương tại thời điểm nhập viện. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 110 BN nhập Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức được chẩn đoán đa chấn thương từ tháng 5 đến tháng 7/2021. Tất cả các BN đều được thực hiện xét nghiệm đông máu thường quy và ROTEM ngay tại thời điểm nhập viện. Kết quả độ tuổi trung bình là 41,4±14,7
nam giới chiếm 77,3%, điểm ISS trung bình là 24,5±6,3. Tỷ lệ BN đa chấn thương có rối loạn đông máu được đánh giá bằng xét nghiệm đông máu thường quy là 50,9%. Có mối tương quan cao giữa các thông số đông máu thường quy và ROTEM giữa APTT với CFT-INTEM (r=0,65
<
0,01)
giữa PT với CFT-EXTEM (r=0,64
<
0,01)
giữa số lượng tiểu cầu với MCF-INTEM (r=0,56
p=0,00) và MCF-EXTEM (r=0,57
p=0,00)
giữa nồng độ fibrinogen với MCF-INTEM (r=0,71
p=0,00), MCF-EXTEM (r=0,71
p=0,00) và MCF-FIBTEM (r=0,91
p=0,00). Kết luận tỷ lệ rối loạn đông máu ở BN đa chấn thương được đánh giá bằng xét nghiệm đông máu thường quy là 50,9%. Có mối tương quan cao giữa các thông số đông máu thường quy và ROTEM.