Mục đích của nghiên cứu này là đánh giá độc tính của bốn nhóm hóa chất bảo vệ thực vật (BVTV) gồm DDT, endosulfan, lindane và atrazine đến phôi cá Medaka O. latipes bằng cách xác định tỷ lệ phôi sống/chết và giá trị LC50 sau 24, 48, 72 và 96 h phơi nhiễm. Cá Medaka O. latipes thu nhận từ Trung tâm Công nghệ Sinh học Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam, được nuôi trưởng thành và có khả năng sinh sản, cho cá đực và cái thụ tinh để tiến hành thu phôi. Phôi cá 24 h tuổi được phơi nhiễm với các nồng độ DDT, endosulfan, lindane và atrazine tương ứng là 1.300
1.500
1.700
1.900
2.100 và 2.300 μg.L-1 DDT
0,01
0,1
1 và 10 μg.L-1 endosulfan
0
80
110
130
150
170
210
250 và 300 μg.L-1 lindane và 150
250
350 và 450 μg.L-1 atrazine. Kết quả chỉ ra rằng endosulfan là hóa chất có độc tính cao nhất trong bốn nhóm khảo sát, gây độc chỉ với nồng độ <
1 μg.L-1 (0,6 μg.L-1). Nghiên cứu ghi nhận bốn hóa chất này gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đối với sự sinh trưởng và sống sót của phôi cá. Độc tính của chúng giảm dần từ endosulfan đến lindane, atrazine và cuối cùng là DDT với giá trị LC50 lần lượt là 0,6
116,2
165,2 và 1123,8 μg.L-1 sau 96h phơi nhiễm. Sự khác nhau giữa các giá trị LC50 là do sự thay đổi của các yếu tố môi trường như nồng độ chất độc, thời gian phơi nhiễm,... Tỷ lệ tử vong của phôi cá Medaka O. latipes tăng tuyến tính với nồng độ chất độc cũng như thời gian phơi nhiễm. Những hóa chất BVTV này đã ức chế sinh trưởng và làm chết phôi cá.