Khảo sát nồng độ HbA1C ở bệnh nhân thiếu máu không đái tháo đường và một số yếu tố liên quan tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ năm 2020-2021

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Mỹ Linh Đỗ, Long Quốc Nguyễn, Thị Thu Thủy Nguyễn

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Tạp chí Y dược học Cần Thơ, 2021

Mô tả vật lý: 92-97

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 431939

 Haemoglobin A1C (HbA1C) là Hb kết hợp với glucose giúp phản ánh tình trạng glucose máu trong 8-12 tuần trước khi đo. Tuy nhiên, nồng độ HbA1C lại bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác bao gồm tình trạng thiếu máu. Mục tiêu nghiên cứu 1) Mô tả nồng độ HbA1C ở bệnh nhân thiếu máu thiếu sắt và thiếu máu do giảm sinh tủy không đái tháo đường. 2) Tìm hiểu một số yếu tố liên quan với nồng độ HbA1C ở bệnh nhân thiếu máu thiếu sắt không đái tháo đường. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang trên các bệnh nhân được chọn từ Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ, từ tháng 10 năm 2020 đến tháng 4 năm 2021, chia thành ba nhóm thiếu máu thiếu sắt (n=30), thiếu máu do giảm sinh tủy (n=30) và nhóm chứng (n=30). Kết quả Nồng độ HbA1C trung bình ở nhóm thiếu máu thiếu sắt và thiếu máu do giảm sinh tủy đều cao hơn nồng độ HbA1C trung bình ở nhóm chứng (5,97±0,63% so với 5,35±0,59%, p <
  0,001 và 5,91±0,83% so với 5,35±0,59%, p <
  0,05). Có tương quan nghịch, có ý nghĩa thống kê giữa nồng độ Ferritin huyết thanh với nồng độ HbA1C, r = -0,461, p <
  0,05. Kết luận Nồng độ HbA1C ở bệnh nhân thiếu máu thiếu sắt, thiếu máu do giảm sinh tủy thường cao hơn bệnh nhân không thiếu máu. Do vậy, nên thận trọng khi sử dụng HbA1C để chẩn đoán đái tháo đường ở bệnh nhân thiếu máu. Khi đó nên sử dụng các tiêu chuẩn còn lại (theo Hiệp Hội Đái tháo đường Mỹ để chẩn đoán.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH