Đánh giá ảnh hưởng của các loại thảo dược lên tăng trưởng, tỷ lệ sống và chất lượng thịt của tôm chân trắng (Litopenaeus vannamei)

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Nguyễn Thiên Phúc Lê, Minh Thành Nguyễn

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, 2022

Mô tả vật lý: 73 - 80

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 431946

 Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của dịch chiết của các loại thảo dược phối trộn vào thức ăn viên công nghiệp lên tăng trưởng, hệ số chuyển hóa thức ăn, tỷ lệ sống và chất lượng thịt của tôm chân trắng (Litopenaeus vannamei). Thí nghiệm được bố trí với 5 nghiệm thức bao gồm i) Tỏi (Allium sativum)-, ii) Trà xanh (Camellia sinensis)-, iii) Rau má (Centella asiatica)-, iv) Trầu không (Piper betle)
  v) Lá lốt (Piper sarmentosum). Đối chứng là thức ăn viên cùng loại nhưng không trộn thảo dược. Sau 90 ngày nuôi thí nghiệm, nghiệm thức sử dụng rau má, trầu không và tỏi có kết quả cao nhất ở tất cả các chỉ tiêu khảo sát, bao gồm khối lượng gia tăng, tỷ lệ tăng trưởng, tốc độ tăng trưởng đặc trưng và tỷ lệ sống. Hệ số chuyển hóa thức ăn của tôm nuôi ở các nghiệm thức này cũng thấp hon các nghiệm thức còn lại. Tất cả chỉ tiêu khảo sát của nghiệm thức rau má, trầu không và tỏi đều sai khác có ý nghĩa thống kê so với đối chứng (<
  0,05). Đối với chỉ tiêu chất lượng thịt, hàm lượng đạm thô của tôm ở nghiêm thức sử dụng trầu không, rau má và tỏi cao hơn có ý nghĩa thống kê so với tôm đối chứng (<
  0,05), trong đó cao nhất là trầu không và rau má. Hàm lượng béo thô ở tất cả nghiệm thức sử dụng thảo dược đều thấp hơn đáng kể so với đối chứng (<
  0,05). Kết quả của nghiên cứu cho thấy tiềm năng sử dụng trầu không, rau má và tỏi trong nuôi tôm chân trắng nhằm cải thiện các chỉ tiêu tăng trưởng, tỷ lệ sống và chất lượng thịt.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH