Việt Nam sở hữu mạng lưới các Vườn Quốc gia, Khu Bảo tồn thiên nhiên phân bố rộng khắp trên cả nước, mang lại giá trị rất lớn về mặt môi trường sinh thái, kinh tế và văn hóa xã hội. Để có thể duy trì sự tồn tại và thực hiện tốt các nhiệm vụ bảo tồn, các Vườn Quốc gia, Khu Bảo tồn thiên nhiên cần phải có các nguồn tài trợ ổn định, lâu dài và bền vững. Trong bối cảnh nguồn kinh phí do ngân sách Nhà nước cấp và nguồn tài trợ ODA ngày càng hạn chế và có xu hướng giảm đi, nguồn tài chính từ hoạt động kinh doanh và dịch vụ du lịch sinh thái đang là hướng lựa chọn chiến lược của nhiều đơn vị bảo tồn. Tuy nhiên, việc tiến hành các hoạt động kinh doanh và dịch vụ du lịch sinh thái trong các Vườn Quốc gia, Khu Bảo tồn Thiên nhiên đang gặp phải nhiều vướng mắc về cơ chế chính sách tài chính. Bài bào này đi sâu phân tích và chỉ ra một số vấn đề bất cập về cơ chế, chính sách tài chính trong hoạt động kinh doanh và dịch vụ du lịch sinh thái trong quá trình thực thi tại c ác đơn vị bảo tồn trong thời gian qua
từ đó đưa ra những khuyến nghị hoàn thiện cơ chế chính sách tài chính cho hoạt động kinh doanh và dịch vụ du lịch sinh thái tại các vườn Quốc gia và Khu Bảo tồn thiên nhiên ở Việt Nam trong bối cảnh bắt đầu thực thi Luật Lâm nghiệp mới.