Đánh giá hiệu quả xử lý nước thải trong giai đoạn vận hành thử nghiệm của bệnh viện đa khoa thành phố Cần Thơ

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Thị Hồng Nhiên Huỳnh, Lan Phương Nguyễn, Thanh Giao Nguyễn

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại: 624 Civil engineering

Thông tin xuất bản: Khoa học Tài nguyên và Môi trường, 2021

Mô tả vật lý: 17-29

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 431980

 Nghiên cứu này nhằm đánh giá hiệu quả xử lý nước thải bệnh viện và kiến nghị giải pháp cải thiện hiệu quả xử lý nước thải. Hiệu quả xử lý nước thải được đánh giá thông qua các chỉ số lưu lượng, nhiệt độ, độ dẫn điện (EC), chất rắn lơ lửng bay hơi (MLVSS), tổng chất rắn lơ lửng (TSS), hàm lượng oxy hòa tan (DO), nhu cầu oxy sinh học (BOD), hóa học (COD), sulfate (SO42-), hydrosulfua (H2S), đạm amoni (NH4+-N), đạm nitrite (NO2--N), đạm nitrate (NO3--N), tổng đạm (TN), orthophosphate (PO43--P), tổng lân (TP), coliform và chỉ số thể tích bùn (SVI). Hệ thống xử lý nước thải tập trung của bệnh viện có công suất 750 m3/ngày.đêm đáp ứng nhu cầu xử lý nước thải phát sinh trong thời gian hoạt động trong tháng cao điểm (672,3 m3/ngày.đêm). Kết quả phân tích chất lượng nước thải đầu ra cho thấy các thông số quan trắc đều nằm trong khoảng cho phép của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải y tế - QCVN 282010/BTNMT-Cột B
  ngoại trừ NH4+-N vượt quy chuẩn cho phép 2,5 lần. Cần tăng thời gian lưu nước của bể selector và bể SBR lên 2,0 giờ
  tăng cường hoàn lưu bùn về bể selector để tăng hiệu quả xử lý NH4+-N.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH