Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả ban đầu về điều trị giai đoạn tấn công ở bệnh nhân viêm loét đại trực tràng tại bệnh viện đa khoa trung ương cần thơ từ 2019 đến 2021

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Hữu Nhân Kha, Trọng Nhân Lê, Kim Sơn Trần

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại: 572 Biochemistry

Thông tin xuất bản: Y Dược học Cần Thơ, 2021

Mô tả vật lý: 164-169

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 432046

Viêm loét đại tràng ngày càng gia tăng ở Việt Nam, biểu hiện lâm sàng đa dạng và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Mục tiêu nghiên cứu Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, thang điểm Mayo và kết quả điều trị giai đoạn tấn công ở bệnh nhân viêm loét đại trực tràng. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu Bệnh nhân viêm loét đại trực tràng tại khoa Tiêu hóa Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ năm 2019-2021, thiết kế nghiên cứu theo mô tả cắt ngang. Kết quả Có 32 bệnh nhân tham gia nghiên cứu với tỷ lệ nam/nữ là 1/1, độ tuổi trung bình là 56,78 ± 18,6 tuổi (từ 18 đến 88 tuổi), các triệu chứng lâm sàng thường gặp là đau bụng (90,6%), đi tiêu lỏng nhiều lần khoảng 3-4 lần/ngày (53,1%), tiêu phân máu nhiều lần nhưng không liên tục chiếm đa số (43,8%), hầu hết các bệnh nhân không thiếu máu (43,75%), tăng bạch cầu chiếm ưu thế (65,6%), nội soi phát hiện tổn thương chủ yếu ở trực tràng chiếm 65,6% và chủ yếu ở giai đoạn 1 chiếm 46,9%, kết quả điều trị giai đoạn tấn công bằng Pentasa ghi nhận có 81,2% bệnh nhân đápứng điều trị giai đoạn tấn công. Kết luận Bệnh nhân viêm loét đại trực tràng có biểu hiện lâm sàng và cận lâm sàng đa dạng và tỷ lệ đáp ứng điều trị giai đoạn tấn công cao
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH