Nghiên cứu tác dụng của dung dịch điện giải ion kiềm ECO G9 lên chỉ số lipid máu và acid uric máu trên mô hình động vật thực nghiệm

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Thị Thu Hiên Đặng, Thanh Tùng Trần, Văn Tín Trần, Ngọc Hảo Vũ

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại: 615 Pharmacology and therapeutics

Thông tin xuất bản: Tạp chí Nghiên cứu y học (Đại học Y Hà Nội), 2022

Mô tả vật lý: 236-246

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 432048

Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá tác dụng điều chỉnh rối loạn lipid máu (RLLPM) và tác dụng hạ acid uric của nước điện giải ion kiềm ECO G9 (nước ECO G9) trên động vật thực nghiệm. Trên mô hình gây rối loạn lipid máu theo cơ chế nội sinh, chuột nhắt trắng được tiêm màng bụng Poloxamer (P-407) liều 200 mg/kg. Mô hình gây rối loạn lipid máu theo cơ chế ngoại sinh, tiến hành cho chuột cống trắng uống hỗn hợp giàu cholesterol 10 mL/kg trong 4 tuần liên tiếp vào các buổi sáng. Chuột được lấy máu định lượng TG, TC, HDL-C, LDL-C, non- HDL-C và AST, ALT. Trên mô hình hạ acid uric, vào ngày thứ 5 sau 1 giờ uống mẫu thử chuột nhắt trắng được tiêm màng bụng kali oxonat liều 500 mg/kg. Sau tiêm 2 giờ, lấy máu động mạch cảnh định lượng nồng độ acid uric huyết thanh. Kết quả nghiên cứu cho thấy, nước ECO G9 liều 160 mL/kg và 240 mL/kg trên mô hình nội sinh có tác dụng làm giảm TG và non-HDL-C, không làm thay đổi nồng độ HDL-C. Trên mô hình ngoại sinh, nước ECO G9 liều 80 mL/kg có tác dụng làm giảm nồng độ TG, liều 120 mL/kg/ngày chưa có tác dụng làm giảm rõ rệt các chỉ số lipid máu. Cả 2 mức liều không làm ảnh hưởng đến các chỉ số enzym gan. Nước ECO G9 liều 160 mL/kg/ngày và 240 mL/kg/ngày có xu hướng làm giảm acid uric máu trên mô hình gây tăng acid uric máu bằng kali oxonat.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH