Đánh giá tỉ lệ đào thải mảnh sỏi ở bệnh nhân mang thông JJ sau nội soi niệu quản tán sỏi và một số yếu tố liên quan đến sự đào thải này. Đối tượng và phương pháp Nghiên cứu tiến cứu trên 72 bệnh nhân có sỏi niệu quản 1 bên, không kèm sỏi ở vị trí khác của hệ tiết niệu. Bệnh nhân được nội soi niệu quản tán sỏi bằng laser holmium và được đặt thông JJ niệu quản sau phẫu thuật. Bệnh nhân được theo dõi và đánh giá tình trạng đào thải mảnh sỏi 1,2,3 tháng sau phẫu thuật. Kết quả nghiên cứu tỉ lệ còn sỏi mảnh với sỏi 1/3 trên sau 1,2 3 tháng lần lượt 25%, 20%, 20%, với sỏi 1/3 giữa là 28%, 16%, 0%, và với sỏi 1/3 dưới là 7,4%, 3,7%, 3,7%. Tỉ lệ sạch mảnh sỏi chung sau 1,2,3, tháng lần lượt là 80,5%, 83,3% và 94%. Không có sự liên quan giữa sự đào thải mảnh sỏi với giới tính và mức độ ứ nước của thận (p>
0,05). Sỏi 1/3 trên có khả năng còn mảnh sỏi gấp 7,5 lần so với vị trí 1/3 dưới với p = 0,046 <
0,05
OR = 7,453
CI95% (1,028- 68,658). Kích thước sỏi tăng 1mm thì khả năng còn mảnh sỏi tăng lên 1,2 lần với p = 0,041 <
0,05
OR = 1,231
CI95% (1,104-1,682).Kết luận Sau nội soi niệu quản tán sỏi bằng laser holmium kèm đặt thông JJ niệu quản, cácmảnh sỏi vẫn có thể đào thải 80,5%, 83,3% và 94% tương ứng sau 1,2, 3 tháng sau phẫu thuật. Kích thước và vị trí sỏi là các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng đào thải mảnh sỏi khi còn mang thông JJ.