Đánh giá khả năng loại bỏ nitơ điôxit (no2) của một số loài thực vật bản địa ở Việt Nam

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Văn Năng Bùi, Thị Dương Kiều, Tuấn Tùng Phạm, Văn Khoa Phùng, Thị Đăng Thúy Trần, Duy Hưng Vương

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Khoa học và Công nghệ Lâm nghiệp, 2023

Mô tả vật lý: 77-85

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 432086

Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu khả năng loại bỏ khí Nitơ đioxit (NO2) của một số loài thực vật bản địa của Việt Nam. Nghiên cứu được thực hiện bằng cách cho thực vật trồng trong chậu phơi nhiễm với khí NO2 trong buồng thí nghiệm kín bằng kính trong suốt kích thước (200 x 200 x 200) cm (dài x rộng x cao) ở nồng độ 200 µg/m3. Thí nghiệm đối chứng được thực hiện ở các buồng thí nghiệm cùng loại, không đặt cây nhưng có nồng độ NO2 giống với buồng thí nghiệm có cây và buồng thí nghiệm đối chứng có cây mà không có khí NO2. Trong khoảng thời gian thí nghiệm, nồng độ NO2 trong các buồng thí nghiệm được đo đạc, phân tích ở các thời điểm ngay sau khi đưa khí vào buồng thí nghiệm và lần lượt sau 6 giờ, 24 giờ, 30 giờ kể từ lần lấy mẫu đầu tiên. Gió trong buồng thí nghiệm được tạo ra bởi quạt điện và duy trì ở mức 0,5 m/s đo tại vị trí giữa buồng thí nghiệm. Kết quả nghiên cứu cho thấy các loài thực vật có khả năng loại bỏ khí NO2 cao nhất trong tổng số 20 loài thực vật thí nghiệm là Đuôi phượng (Rhaphidophora decursiva (Roxb.) Schott), Nanh chuột (Cryptocarya concinna Hance), Chay bắc bộ (Artocarpus tonkinensis A. Chev. ex Gagnep.), Chò chỉ (Parashorea chinensis H. Wang), Giổi lông (Michelia balansae (A.DC.) Dandy) với mức độ loại bỏ trong khoảng từ 8 đến 9,5 (µg.m-3.m-2.h-1). Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra trong khoảng 6 giờ đầu tiếp xúc, tốc độ hấp thu khí NO2 đạt hiệu suất cao nhất tới 70-80% tổng lượng khí NO2 bị hấp thu trong thời gian 30 giờ tiếp xúc.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH